top of page
Logo_faceboo_Web_Yammer.jpg

Hội nghị Oil and Gas Tech Asia 2019 (Việt Nam)

Hội nghị Oil & Gas Tech Asia 2019 sẽ là thị trường một cửa của cộng đồng Dầu khí Việt Nam, là nơi trưng bày các công nghệ mới nhất ở cả lĩnh vực thượng và hạ nguồn trong ngành Dầu khí. Oil & Gas Tech Asia 2019 mang đến trải nghiệm kinh doanh toàn diện bằng cách kết hợp triển lãm, hội nghị và hội thảo và một loạt các phiên kết nối để kết nối người mua với các nguồn cung cấp Dầu khí.

Không mất chi phí để tham quan triển lãm.

Có thể đăng ký trực tuyến tại trang website của hội nghị (http://oilgastechasia.com)

Địa điểm: Khu liên hợp Thể thao Quân khu 7 – 202 phố Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thời gian: Ngày 21-23/8/2019.

Hội nghị Offshore Technology Conference Asia (Malaysia)

Được thành lập từ năm 1969, chuỗi Hội nghị Offshore Technology (OTC) là nơi tổ chức các sự kiện hàng đầu thế giới để phát triển tài nguyên ngoài khơi trong các lĩnh vực khoan, thăm dò, khai thác và bảo vệ môi trường. OTC hàng đầu được tổ chức hàng năm tại Houston, Texas, U.S.A.

Hội nghị OTC Châu Á đầu tiên được tổ chức vào năm 2014. Tầm nhìn và mục tiêu của OTC Châu Á là hoàn thành sứ mệnh chung của OTC, nhằm thúc đẩy và phát triển hơn nữa kiến thức khoa học và kỹ thuật về tài nguyên và các vấn đề môi trường.

Hội nghị còn tổ chức Triển lãm để các công ty có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng ngoài khơi, trong đó có khu vực trưng bày công nghệ nhận giải thưởng New Technology Awards.

OTC Châu Á nhằm mục đích:

- Đáp ứng nhu cầu thông tin kỹ thuật để hỗ trợ sự phát triển của ngành dầu khí ngoài khơi châu Á.

- Tạo cơ hội cho các chuyên gia trong ngành và các nhà quản lý chia sẻ các công nghệ ứng dụng và thực tiễn tốt nhất với các khu vực sản xuất khác trên thế giới.

- Tạo cơ hội để thiết lập và tăng cường hợp tác và hợp tác liên doanh với các thành viên có trụ sở tại châu Á.

Địa điểm: Trung tâm Kuala Lampur, Malaysia

Thời gian: 24-27/3/2020

Eni hợp tác với Maire Tecnimont biến chất thải thành năng lượng mới

Hai công ty đã ký thỏa thuận hợp tác để phát triển và thực hiện công nghệ chuyển đổi, sử dụng khí hóa nhiệt độ cao để sản xuất hydro và metanol từ chất thải rắn đô thị và nhựa không thể tái chế với tác động môi trường ở mức tối thiểu.

Eni và NextChem sẽ cùng nhau đánh giá tác động kỹ thuật và tài chính của công nghệ mới này, nó có thể được áp dụng tại các khu công nghiệp của Eni ở Ý. Eni đã bày tỏ sự quan tâm trong việc đánh giá dự án “Waste to Hydrogen”, tại nhà máy lọc sinh học của nó ở Porto Marghera, Venice và thực hiện một nghiên cứu khả thi với sự hợp tác của NextChem.

Với thỏa thuận này, Eni sẽ là nhà đồng phát triển công nghệ với NextChem. Điều đó cho chúng ta một ví dụ hữu hình về nền kinh tế tuần hoàn: tái sử dụng hàng trăm ngàn tấn chất thải không thể tái chế để sản xuất các sản phẩm hóa học và nhiên liệu. Việc làm này sẽ góp phần vào sự phát triển môi trường bền vững tại các khu công nghiệp của Eni, tạo thành một hệ thống ngày càng tích hợp và hiệu quả - một quy trình kinh tế tuần hoàn hữu hình, theo đó nhiên liệu được sản xuất từ chất thải với tác động môi trường thấp, Giuseppe Ricci, Giám đốc Tiếp thị & lọc dầu của Eni nói.

Giám đốc điều hành của Maire Tecnimont Group, ông Dockroberto Folgiero, tuyên bố: Sự hợp tác công nghệ này với Eni, một công ty hàng đầu, là một bước đặc biệt quan trọng đối với dự án tăng tốc xanh của chúng tôi. Chuyển đổi năng lượng đòi hỏi phải công nghiệp hóa các quy trình và với NextChem, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày càng tăng.

Theo Digital Refining Processing, Operations& Maintenance

https://www.digitalrefining.com/news/1005579,Eni_and_Maire_Tecnimont_to_turn_waste_into_new_energy.html#.XQH260kVDWO

Chiến lược bộ đôi kỹ thuật số (digital twin) cải thiện hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi

tin van KHCN.jpg

Khung bộ đôi kỹ thuật số tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) để giúp các nhà điều hành dầu khí và chủ mỏ thực hiện phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng để biến dữ liệu khổng lồ thành trí tuệ nhằm tạo ra giá trị kinh doanh.

Giá dầu đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, dạo động trong khoảng từ 40 USD/thùng đến mức cao nhất là 90 USD/thùng. Biến động giá bất ngờ gây tác động lớn tới Capex và Opex trong chuỗi giá trị dầu khí. Do đó, nhiều công ty đang hướng tới “công cụ chuyển đổi kỹ thuật số” để định hướng và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty không chỉ thông qua Capex mà còn thông qua Opex

Bộ đôi kỹ thuật số là bản sao hoàn chỉnh 360 độ của các tài sản hữu hình như đường ống, hệ thống thu gom, trao đổi nhiệt, turbine, máy bơm, máy nén hoặc quá trình mô hình hóa việc xử lý và kiểm soát, giám sát tình trạng thiết bị của toàn bộ nhà máy. Đây là nền tảng chuyển đổi kỹ thuật số nhằm tối ưu hóa khai thác, phát hiện các sự cố của thiết bị trước khí xảy ra lỗi, mở ra những cơ hội mới để cải tiến quy trình thực hiện đồng thời giảm thời gian ngừng khai thác. Các công ty dầu khí bắt đầu nhận ra những lợi ích mà bộ đôi kỹ thuật số mang lại. Ví dụ sản lượng tăng 0,1% do quy trình được cải thiện và hiệu quả hoạt động có thể dễ dàng đem lại doanh thu bổ sung là hàng triệu đô la.

Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới AVEVA năm 2018, Amit Kah, cố vấn quản lý thông tin tại Công ty Khí Basrah đã nói về hành trình chuyển đổi kỹ thuật số của Cty mình và xác định quản lý thông tin là gốc rễ của mọi thách thức và cơ hội của chuyển đổi kỹ thuật số.

 

Theo:https://www.offshore-mag.com/production/article/16763951/digital-twin-strategy-improves-offshore-oil-and-gas-production

Tương lai của các tuabin gió khổng lồ

tin van KHCN 2.jpg

Xu hướng phát triển hiện nay là xây dựng các tuabin gió ngày càng lớn để tạo ra nhiều năng lượng hơn. Các tuabin lớn sẽ cung cấp nguồn năng lượng lớn, ổn định nên nó sẽ dễ dàng tích hợp vào lưới điện hơn. Việc giảm dần giá thành và đổi mới trong công nghệ khiến cho điện gió ngày càng trở lên cạnh tranh hơn.

Theo nguyên lý toán học, có hai cách để tạo ra nhiều năng lượng hơn từ gió trong một khu vực nhất định: (1) Rotor lớn hơn và cánh quạt bao phủ nhiều diện tích hơn; (2) Cánh quạt được lắp đặt vị trí cao hơn trong khí quyển, nơi có sức gió mạnh hơn.

Hình 1. Tuabin gió ngoài khơi

Lịch sử phát triển điện gió là lịch sử của các tuabin ngày cao hơn với các cánh quạt ngày càng lớn hơn. Việc phát triển này cũng đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật vì cấu tạo cao mảnh của các thiết bị này sẽ dễ bị uốn và bẻ cong tại khu vực gió lớn. Khi các thiết bị này bị uốn cong, chúng có thể đâm vào tháp, hoặc trung tâm (tai nạn kiểu này đã xảy ra tại hệ thống điện gió của Đan Mạch vào năm 2008). Như vậy, thách thức kỹ thuật đặt ra là phải tìm ra các thiết kế và vật liệu có thể chịu được các ứng suất sinh ra từ độ cao và sức gió lớn.

Ngoài vấn đề trên, các tuabin gió trên đất liền còn phải đối mặt với những hạn chế phi kỹ thuật liên quan đến giao thông và cơ sở hạ tầng, lo ngại sử dụng đất, lo lắng về tầm nhìn, loài chim lớn, che bóng, ... Chính vì vậy, các tuabin gió ngoài khơi đang ngày càng phát triển nhanh hơn cả các tuabin gió trên bờ trong thập kỷ qua. Đặc biệt là ở châu Âu, năng lượng gió đang ngày càng di chuyển ra biển.

Theo Ben Hoen, một nhà khoa học nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, chiều cao trung bình (từ cơ sở đến đỉnh) của một tuabin gió trên bờ của Mỹ năm 2017 là 142 mét (~ 466 feet). Chiều cao này gần đến mức 152 mét (~ 499 feet), mức tối đa cho phép theo yêu cầu của Mỹ. Nếu vượt trên mốc độ cao này, Cục Hàng không Liên bang sẽ yêu cầu một số bước bổ sung trong quy trình phê duyệt của họ. Tại Mỹ, tuabin gió trên bờ cao nhất đạt 574 feet tại dự án Hancock Wind thuộc hạt Hancock, Maine. Còn ở ngoài khơi, dự án Block Island Wind đạt chiều cao ở mức 590 feet. Nhưng đó chưa phải dự án điện gió có chiều cao lớn nhất.

Vào tháng 3  năm 2018, GE Renewable Energy tuyên bố rằng họ sẽ đầu tư 400 triệu đô la để phát triển một tuabin “quái vật” mới: Haliade-X, hứa hẹn sẽ là tuabin lớn nhất, cao nhất và mạnh nhất trên thế giới.

Haliade-X sẽ có đường kính cánh quạt lên tới 722 feet, gần gấp đôi mức trung bình của các tuabin gió của Mỹ (367 feet). Các cánh quạt sẽ rất to và dài đến 351 feet, dài hơn một sân bóng đá và dài hơn bất kỳ một cánh quạt ngoài khơi nào khác cho đến nay. Đường kính cánh quạt lớn cùng với gió ngoài khơi ổn định, Haliade-X sẽ có hệ số công suất cao bất ngờ 12MW (trung bình trên bờ khoảng 3MW; ngoài khơi khoảng 6MW).

Theo Báo cáo thị trường công nghệ điện gió năm 2016 của Bộ Năng lượng, hệ số công suất trung bình năm 2016 của các dự án được xây dựng trong giai đoạn 2014-2015 là 42,5%, cao hơn mức 32,1% và 25,4% của các dự án được xây dựng trong giai đoạn 2004-2011 và 1998-2001. Nếu so sánh cũng trong năm 2016, hệ số công suất trung bình của điện hạt nhân là khoảng 92%, điện khí là 56%, và điện than là 55%.

Hệ số công suất của điện gió gần đây đã đạt mức 65% tại dự án điện gió ngoài khơi Hywind Scotland. Nếu dự án Haliade-X đi vào hoạt động sẽ đạt hệ số công suất 63%, mức hệ số cao trên thế giới.

tin van KHCN 3.jpg

Hình 2. So sánh độ cao của tuabin Haliade-X

Cũng theo GE, mỗi Haliade-X hàng năm sẽ cung cấp 67 GWh, năng lượng đủ cho tiêu dùng của 16.000 hộ dân, và một trang trại gió 750MW có thể đáp ứng nhu cầu của 1 triệu hộ gia đình Châu Âu. Dự kiến chiếc Haliade-X đầu tiên đang được xây dựng tại Rotterdam, Hà Lan và sẽ bắt đầu sản xuất điện vào cuối năm nay.

Như vậy, trong tương lai, điện gió sẽ ngày càng phát triển với các tuabin ngày càng lớn. Việc phát triển các tuabin với sải cánh khổng lồ sẽ ngày càng trở lên phổ biến.

(NTH, theo vox.com)

Link:https://www.vox.com/energy-and-environment/2018/3/8/17084158/wind-turbine-power-energy-blades?fbclid=IwAR2OZ6NATcdwc9fbe9GKtSB28xGk-cmc69pH_91kHBEiaPTYHlAIaSMEX94

bottom of page